Lịch sử văn hóa Lịch sử văn hóa

Đình Vẽ - Đông Ngạc: Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống hàng trăm năm
Ngày đăng 19/03/2024 | 08:00  | Lượt xem: 67

Kinhtedothi - Đến hẹn lại lên, hàng năm vào ngày 9-10/2 (Âm lịch), hàng vạn người dân phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cùng du khách thập phương lại trở về nơi địa linh nhân kiệt này để dự lễ hội truyền thống đình Vẽ - Đông Ngạc nhằm tưởng nhớ, tri ân các vị thần.

Xem với cỡ chữ Đọc bài viết

 

Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người dân nơi đây lưu giữ hàng trăm năm qua.

Bảo tồn, giữ nguyên nét đẹp cổ

Trong tiết trời Xuân, từng dòng người làng cổ Đông Ngạc với khăn áo chỉnh tề đổ về đình Vẽ cùng nhau đội mâm cúng dâng hương, dâng hoa, hành lễ với mong muốn cầu sức khỏe, tài lộc và con cái học hành giỏi giang.

Phấn khởi cùng con cháu dâng lễ cúng thánh tại lễ hội truyền thống đình Vẽ (hay còn gọi là đình Đông Ngạc), phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm), bà Nguyễn Thị Vân (68 tuổi, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Vốn là người làng cổ Đông Ngạc, từ nhỏ đến bây giờ, năm nào tôi cũng tham gia lễ hội truyền thống của làng. Lễ hội đình Đông Ngạc ngày càng hoành tráng, quy mô hơn với phần lễ trang nghiêm, phần hội hấp dẫn so với nhiều năm trước”.

Lễ hội đình Vẽ tổ chức vào tháng Hai Âm lịch hàng năm.

Lễ hội đình Vẽ tổ chức vào tháng Hai Âm lịch hàng năm.

Đình Đông Ngạc nằm trong số ít những ngôi đình cổ kính của Thủ đô Hà Nội hiện còn bảo lưu được khá nguyên vẹn bố cục, cảnh quan kiến trúc và các di vật quý giá. Đình Đông Ngạc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

Vinh dự và tự hào khi được làm dâu làng cổ Đông Ngạc, với chị Lê Thị Hồng Ngọc (26 tuổi, phường Đông Ngạc) 8 năm tham gia lễ hội truyền thống đều mang những cung bậc, cảm xúc khác nhau. “8 năm qua, năm nào, tôi cũng dự lễ hội truyền thống của làng. So với thời gian trước, lễ hội đình Vẽ năm nay đông vui, nhộn nhịp hơn, với nhiều hoạt động hấp dẫn”.

30 năm đảm nhiệm quản lý đình Đông Ngạc, ông Lê Văn Đôn - Trưởng tiểu ban di tích đình Đông Ngạc cho biết, đình Vẽ có quy mô to đẹp, nổi tiếng trong vùng và là một công trình kiến trúc độc đáo cuối thời Hậu Lê. Đình được xây dựng trên một thửa đất cao ráo, đắc địa.

Lãnh đạo phường Đông Ngạc và đại biểu huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh dâng hương tại lễ hội đình Đông Ngạc.

Lãnh đạo phường Đông Ngạc và đại biểu huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh dâng hương tại lễ hội đình Đông Ngạc.

Tương truyền, từ rất lâu đời, làng Vẽ có một ngôi miếu cổ thờ Thổ Thần nằm ngoài bờ đê. Vào năm 1635 dưới triều vua Lê Thần Tông (hiệu Dương Hòa thứ nhất), Nhân dân đã cùng nhau chuyển miếu thờ về tại nơi đây để xây dựng lại với mục đích để thờ Thành Hoàng.

Từ đó đến nay, đình Vẽ đã 4 lần được trùng tu, nhưng vẫn được bảo tồn và giữ nguyên những nét đẹp của kiến trúc cổ. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự ra tâm công đức của Nhân dân trong phường và du khách thập phương, cơ quan, đơn vị, DN, khuôn viên di tích đình Vẽ ngày càng khang trang sạch đẹp, các đồ thờ tự ngày càng đủ đầy hơn.

Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc Nguyễn Văn Cường - Trưởng Ban tổ chức lễ hội truyền thống năm 2024 phát biểu tại lễ hội truyền thống đình Vẽ .

Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc Nguyễn Văn Cường - Trưởng Ban tổ chức lễ hội truyền thống năm 2024 phát biểu tại lễ hội truyền thống đình Vẽ .

Chia sẻ về đình Đông Ngạc, ông Đôn cho biết, Đông Ngạc là một trong những ngôi đình lớn tại Hà Nội hiện vẫn lưu giữ nguyên vẹn 45 đạo sắc phong (tài liệu lưu trữ quý hiếm). Đồ thờ tự trong đình còn nhiều hiện vật quý giá như: Tấm bia thời Lê Trung Hưng. Ngoại bái đường có 16 bức tranh sơn gỗ thời Lê treo trên xà Ngoại Bái Đường với 16 Đại Tự.

Người dân tham quan quả chuông đồng đúc năm 1833.

Người dân tham quan quả chuông đồng đúc năm 1833.

Ngoài ra còn có các nhang án, hạc gỗ, đồ thờ tế khí độc đáo; 1 quả chuông đồng đúc năm 1833, 2 bộ bát bửu, 1 biểu tượng tay cầm bút lông và 1 biểu tượng tay cầm nòng lửa. Đây là dấu ấn của một làng văn hiến thịnh vượng mà dân làng luôn ngưỡng vọng biết ơn sâu sắc các vị thần linh đã ban ân đức.

Lan tỏa giá trị văn hóa độc đáo

Theo sử sách để lại, tính đến hết thời Nguyễn, làng Vẽ (Đông Ngạc) đã có 21 tiến sĩ Văn, 1 tiến sĩ võ và nhiều cử nhân, tú tài không thống kê đúng đủ. Trải qua các thời kỳ, mảnh đất này đã đi vào lịch sử và cũng từ nơi đây đã sinh ra những người con ưu tú, có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước.

Bao năm qua, đình Đông Ngạc trở thành nơi tụ họp của dân làng và tôn vinh những người có công với làng, với nước.

Bao năm qua, đình Đông Ngạc trở thành nơi tụ họp của dân làng và tôn vinh những người có công với làng, với nước.

Bao năm qua, đình Đông Ngạc trở thành nơi tụ họp của dân làng và tôn vinh những người có công với làng, với nước. Hằng năm, tại lễ hội đình Đông Ngạc có hoạt động rước tháp bút nhằm tôn vinh sự học và truyền thống khoa bảng của làng. Đồng thời, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống để lưu truyền cho thế hệ mai sau.

Hằng năm, tại lễ hội đình Đông Ngạc có hoạt động rước tháp bút nhằm tôn vinh sự học và truyền thống khoa bảng của làng.

Hằng năm, tại lễ hội đình Đông Ngạc có hoạt động rước tháp bút nhằm tôn vinh sự học và truyền thống khoa bảng của làng.

Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc Nguyễn Văn Cường cho biết, những năm qua, làng cổ Đông Ngạc đã trở thành một trong các điểm thu hút khách thăm quan, nghiên cứu tìm hiểu và học tập.

Hiện nay, phường Đông Ngạc có 32 di tích bao gồm đình, đền, chùa, văn chỉ, miếu, di tích cách mạng kháng chiến, nhà thờ họ và rất nhiều kiến trúc nhà cổ. Tiêu biểu cho những di tích lịch sử văn hóa đó phải kể đến đình Đông Ngạc. Điểm nhấn của làng cổ Đông Ngạc là ngôi đình làng có niên đại hơn 500 năm tuổi, tương truyền lúc đầu chỉ là một ngôi miếu cổ.

Xưa lễ hội có hát ca trù, ngoài các trò chơi như đấu cờ người, chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê… còn có thả thơ, hát - một nét độc đáo của làng Vẽ văn hiến. Đến nay, các trò chơi dân gian vẫn còn được lưu giữ.

Xưa lễ hội có hát ca trù, ngoài các trò chơi như đấu cờ người, chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê… còn có thả thơ, hát - một nét độc đáo của làng Vẽ văn hiến. Đến nay, các trò chơi dân gian vẫn còn được lưu giữ.

Đình Đông Ngạc là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Nét văn hóa nổi bật trước hết là lễ hội đình làng Vẽ tổ chức vào tháng Hai Âm lịch hàng năm. Chính lễ ngày 10/2 (Âm lịch), 4 cỗ kiệu nối tiếp nhau rước nước từ sông Hồng, rước hương án, long đình. Đám rước đi từ đình qua đê, rẽ vào chùa Tự Khánh rồi quay về, đoàn rước dài chừng 1.000m.

Lễ hội là nơi cất giữ, lưu trữ và truyền trao văn hóa cho thế hệ mai sau, điều này đã làm cho nét đẹp văn hóa của địa phương trường tồn và đảm bảo tính thống nhất trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Lễ hội là nơi cất giữ, lưu trữ và truyền trao văn hóa cho thế hệ mai sau, điều này đã làm cho nét đẹp văn hóa của địa phương trường tồn và đảm bảo tính thống nhất trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Lễ rước có hàng nghìn người dân Đông Ngạc, người dân lân cận và du khách thập phương tham dự. Xưa lễ hội có hát ca trù, ngoài các trò chơi như đấu cờ người, chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê… còn có thả thơ, hát - một nét độc đáo của làng Vẽ văn hiến. Đến nay, các trò chơi dân gian vẫn còn được lưu giữ.

Nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng di tích nơi đây.

Nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng di tích nơi đây.

Có thể thấy, lễ hội là nơi cất giữ, lưu trữ và truyền trao văn hóa cho thế hệ mai sau, điều này đã làm cho nét đẹp văn hóa của địa phương trường tồn và đảm bảo tính thống nhất trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Không chỉ Nhân dân Đông Ngạc, lễ hội còn thu hút người dân trên đê từ làng Chèm, làng Bạc, làng Gạ, làng Bỏi, đặc biệt hàng vạn du khách thập phương, khách quốc tế ... đến tham quan, chiêm ngưỡng di tích nơi đây.

Ông Lê Văn Đôn - Trưởng tiểu ban di tích đình Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm: Tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm cũng chính là để gìn giữ và phát huy giá trị của di tích đình Vẽ. Đây là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát huy mãi mãi cho muôn đời cháu con. Qua mỗi dịp hội đình, chúng tôi càng thấm thía giá trị truyền thống hiếu học quý báu mà cha ông xây dựng, luôn nhắc nhở thế hệ con cháu không ngừng học tập để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Nguồn: Báo Kinh tế đô thị. https://kinhtedothi.vn/dinh-ve-dong-ngac-luu-giu-net-dep-van-hoa-truyen-thong-hang-tram-nam.html